Phán xét tại Nuremberg Chiến_dịch_Weserübung

Tại tòa án Nuremberg năm 1946, người Đức đã bào chữa rằng cuộc xâm lược Na Uy năm 1940 của Đức, cũng như cuộc xâm chiếm Iran của Anh và Liên Xô năm 1941, chỉ là một hoạt động phòng ngừa. Phía Đức nói rằng họ "bắt buộc phải tấn công Na Uy do sự cần thiết phải đi trước một cuộc xâm chiếm của Đồng Minh và hành động này do đó chỉ là phòng ngừa."[62] Lý lẽ của Đức ám chỉ kế hoạch R 4 và những kế hoạch trước đó của Đồng Minh. Thực tế một cuộc xâm chiếm của Đồng Minh đã được chỉ định vào ngày 12 tháng 3, và tình báo Đức đã bắt được tín hiệu radio cho thấy họ đã chọn ngày 14 tháng 3 làm hạn cuối cho công tác chuẩn bị,[63] thế nhưng nền hòa bình ở Phần Lan đã làm phá sản kế hoạch của Đồng Minh. Những kế hoạch mới của Đồng Minh là chiến dịch Wilfredkế hoạch R 4. Kế hoạch này nhằm kích động phản ứng của Đức bằng cách cho rải mìn trên hải phận Na Uy, và một khi Đức có dấu hiệu hành động thì quân Anh sẽ chiếm Narvik, Trondheim, Bergen và mở một cuộc đột kích vào Stavanger để phá huỷ trạm hàng không Sola. Thế nhưng mìn đã không được rải cho đến sáng ngày 8 tháng 4, thời điểm mà các tàu Đức đang trên đường tiến đến bờ biển Na Uy.[64] Mặc dù vậy, toà án quân sự quốc tế tại Nuremberg quả quyết rằng không có cuộc xâm chiếm nào của Đồng Minh sắp xảy ra lúc đó, và qua đó bác bỏ lời bào chữa của Đức rằng Đức có quyền tiến đánh Na Uy.[65]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Weserübung http://www.feldgrau.com/norwegian.html http://hem.fyristorg.com/robertm/norge/ http://www.seekrieg.de/1940/weseruebung/ksg04.htm http://www.cultours.dk/presse/besettelsen-af-danma... http://www.jewmus.dk/mitzvah_1.asp?language=uk http://www.milhist.dk/besattelsen/9april/9april.ht... http://www.archives.gov/research/holocaust/finding... http://www.history.army.mil/books/70-7_0.htm http://www.history.army.mil/books/70-7_02.htm http://mosinnagant.net/finland/samione.asp